Thực tế cho thấy các tỉnh thành phố có sân bay có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các địa phương không có sân bay. Vì vậy việc đầu tư vào các sân bay để làm động lực phát triển kinh tế xã hội đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng. Từ khóa “đô thị sân bay” “đô thị sân bay Cam Lâm” mấy ngày qua đang nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm nhất là khi Khánh Hòa vừa có quy hoạch Cam Lâm trở thành đô thị sân bay.
Vậy đô thị sân bay là gì? Việc Cam Lâm được quy hoạch trở thành đô thị sân bay có ý nghĩa như thế nào đối với vùng đất này? Cam Lâm có hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành đô thị sân bay trong tương lai?… Tất cả sẽ có trong bài viết bên dưới được đội ngũ website DuAnCamRanh.Vn thực hiện
Đô thị sân bay là gì?
Hình ảnh minh họa về mô hình đô thị sân bay Cam Lâm hướng đến
Đô thị sân bay được hiểu là một đô thị thu nhỏ bao gồm tổng thể sân bay và khu vực đa chức năng (nằm trong và ngoài ranh giới sân bay) được thiết kế và xây dựng một cách bài bản, khoa học nhằm phát triển bền vững cùng với sân bay.
Trong khu đô thị sân bay sẽ có đầy đủ các loại dịch vụ và tiện ích mà bạn cần như trung tâm thương mại, triển lãm, trung tâm hội nghị, khách sạn, cơ sở y tế, các khối văn phòng thậm chí có cả các công viên giải trí, công viên chủ đề… biến sân bay trở thành điểm đến kinh doanh hoặc du lịch theo đúng nghĩa. Hành khách hoàn toàn có thể check in, lấy vé, gửi hành lý, và trải nghiệm các hoạt động thú vị trong khi chờ chuyến bay khởi hành.
Theo thống kê hiện nay có khoảng 40 mô hình đô thị sân bay đã và đang hoạt động tại châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông. Một số đô thị sân bay nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth ở Mỹ, sân bay quốc tế Changi ở Singapore; sân bay Paris-Charles-de-Gaulle ở Pháp và sân bay Amsterdam Schiphol ở Hà Lan…
Lợi ích của mô hình đô thị sân bay
Đô thị sân bay Cam Lâm – Những điều cần biết
Việc xây dựng mô hình đô thị sân bay sẽ đáp ứng cùng lúc hai mục đích lớn đó là phát triển sân bay và phát triển toàn thành phố – theo nhận định của các chuyên gia.
Trong mô hình này, sân bay đóng vai trò trung tâm kết nối các loại hình giao thông để việc vận chuyển con người và hàng hóa được diễn ra một cách nhanh chóng, còn các cụm công trình đô thị đa chức năng sẽ được gắn kết chặt chẽ với các chức năng đặc trưng của sân bay, chúng tương hỗ lẫn nhau, cùng nhau phát triển bền vững và xuyên suốt.
Mô hình đô thị sân bay mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho địa phương và những khu vực lân cận, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội – môi trường và gia tăng giá trị bất động sản. Trong thực tế tại một số quốc gia sau khi đô thị sân bay được hình thành đã thu hút nhiều đầu tư quốc tế, xuất khẩu tăng mạnh, du lịch phát triển từ đó gia tăng cơ hội việc làm, dân cư tới sinh sống, làm việc ngày càng đông và vì thế nhu cầu về nhà ở cũng gia tăng.
Quyết định quy hoạch đô thị sân bay Cam Lâm
Đô thị sân bay Cam Lâm và những điều cần biết
Vào cuối năm 2021, UBND tỉnh Khánh Hòa đã gửi công văn cho Thủ tướng chính phủ về việc lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm và một phần của thành phố Cam Ranh. Đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Cụ thể, mục tiêu của quy hoạch mới là sớm đưa Khánh Hòa thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 09 ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, đồng thời phát triển huyện Cam Lâm thành đô thị sân bay kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái hiện đại, đẳng cấp quốc tế với quy mô dân số tương đương với một đô thị loại I.
Theo đó UBND tỉnh Khánh Hòa lập kế hoạch trên nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, làm cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Thị trấn Cam Đức, khu vực Bãi Dài và khu vực phía đông đầm Thủy Triều sẽ được huyện Cam Lâm quy hoạch thành đô thị du lịch.
Cụ thể đô thị Cam Đức sẽ là trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật của huyện Cam Lâm; là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp phía nam của tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu đến năm 2030, thị trấn Cam Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV trực thuộc tỉnh.
Bên cạnh đó, huyện Cam Lâm được định hướng phát triển thương mại dịch vụ hiện đại tại khu vực bắc bán đảo Cam Ranh để phục vụ phát triển du lịch, mua sắm và giao dịch; tiến hành xây dựng chợ đầu mối Cam Hải Tây thành trung tâm mua bán, trao đổi và phát triển luồng hàng; triển khai xây dựng ba trung tâm thương mại cụm xã là Cam Hải Tây, Cam An Nam, Cam Tân – Cam Hòa.
Vào tháng 1 năm 2022, Nghị quyết về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị ban hành. Theo đó, tỉnh Khánh Hòa sẽ điều chỉnh lại không gian đô thị giúp phát huy hơn nữa các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.
Thành phố Nha Trang sẽ trở thành đô thị hạt nhân, Thành phố Cam Ranh trở thành đô thị du lịch – logistics; huyện Cam Lâm là đô thị sân bay kết hợp dịch vụ, du lịch sinh thái đẳng cấp quốc tế và huyện Vạn Ninh sẽ là đô thị du lịch biển cao cấp…
Mô hình đô thị sân bay thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Cam Lâm
Istanbul Airport – Đô thị sân bay Cam Lâm những điều cần biết
Mô hình đô thị sân bay Cam Lâm được dự đoán sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho huyện Cam Lâm. Đầu tiên là thúc đẩy du lịch biển ngày càng phát triển, song song với đó là các dịch vụ bổ trợ cho du lịch, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiếp đến giải quyết bài toán về việc làm và nhu cầu nhà ở, gia tăng giá trị cho bất động sản.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Huyện Cam Lâm sẽ trở thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp, hứa hẹn mang đến nhiều dịch vụ, đa dạng loại hình vui chơi, phục vụ kinh tế du lịch.
Tiềm năng xây dựng đô thị sân bay Cam Lâm
UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện Cam Lâm có đầy đủ cơ sở để phát triển thành đô thị sân bay kết hợp dịch vụ, du lịch sinh thái. Với vị trí địa lý thuận lợi gần sân bay quốc tế Cam Ranh và Cảng Cam Ranh, địa hình đa dạng, đường bờ biển dài, quỹ đất sạch lớn, có 41 dự án resort khách sạn đẳng cấp đang triển khai, công nghiệp phát triển với 18 doanh nghiệp nước ngoài (trong tổng số 41 doanh nghiệp) đang hoạt động trong khu công nghiệp Suối Dầu…
Vị trí địa lý thuận lợi

Bản đồ Hành Chính Huyện Cam Lâm
Huyện Cam Lâm có lợi thế về vị trí địa lý khi nằm giữa 2 thành phố Nha Trang và Cam Ranh, nằm cạnh kề cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, tuyến Quốc lộ chính 1A, đường sắt Bắc Nam, cảng Cam Ranh,… có vai trò quan trọng trong kết nối giao thương trong khu vực và liên tỉnh. Bên cạnh đó với địa hình vô cùng đa dạng (đồng bằng, biển, ao đầm, bãi cát, đồi núi…) đặc biệt là việc sở hữu đường bờ biển dài 13km tạo tiền đề quan trọng để Cam Lâm phát triển mạnh mẽ về đô thị và du lịch.
Quỹ đất lớn

Tổng Quan Huyện Cam Lâm
Huyện Cam Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên lớn lên đến gần 55.000 ha. Dựa theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Cam Lâm đến năm 2030 được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt thì đến năm 2030, đất thương mại dịch vụ ở huyện Cam Lâm tăng 1.192 ha (từ 623 ha lên 1.815 ha); đất ở nông thôn tăng gần 600 ha; đất phát triển hạ tầng tăng gần 1.400 ha (trong đó đất giao thông tăng hơn 1.155 ha), đất vui chơi giải trí công cộng tăng hơn 400 ha.
Phương án sử dụng đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi, theo đó đất trồng cây hàng năm giảm 1.561 ha, đất trồng cây lâu năm giảm hơn 1.200 ha; đất phi nông nghiệp tăng 4.887ha (từ 6.254 ha lên 11.141 ha (tăng 4.887h) chiếm 20,35% diện tích toàn huyện.
Với quỹ đất lớn và sạch, Cam Lâm có cơ sở để phát triển thành một đô thị theo mô hình đô thị sân bay kết hợp dịch vụ, du lịch sinh thái.
Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng tại Cam Lâm đã và đang được chú trọng đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện và chỉnh chu.
Về đường bộ: các tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Nguyễn Tất Thành và các đường liên xã được trùng tu và xây dựng đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt dự án đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết đang được xây dựng theo đúng kế hoạch đề ra.
Về đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc huyện Cam Lâm với chiều dài 149,2km với 2 nhà ga Hòa Tân và Suối Cát.
Về đường biển: Cam Lâm sở hữu 13km đường bờ biển, trong đó 10km thuộc bãi Dài với nhiều điều kiện để phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái. Vịnh Cam Ranh vừa sâu, rộng lại kín với bốn bề núi đá vây quanh có thể đón tàu biển trọng tải lớn(tàu 20 vạn tấn đậu ngoài cửa vịnh và tàu khoảng 10 vạn tấn vào tận cảng).
Tài nguyên du lịch biển
Cam Lâm được thiên nhiên ưu ái với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, thềm lục địa lớn, bãi cát dài ven biển thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, các ngành kinh tế biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Đặc biệt là phát triển du lịch biển với Bãi Dài Cam Lâm được mệnh danh là một trong 10 bãi biển đẹp nhất hành tinh.

Khu Du Lịch Bắc Bán Đảo Cam Ranh
Bên cạnh đó, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh với sự xuất hiện của 41 dự án khách sạn, resort đẳng cấp quốc tế có tổng số vốn đăng ký 29.341 tỷ đồng đã thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm Cam Lâm đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách du lịch, lượng khách lưu trú đạt gần 670.000 lượt trong đó khách quốc tế hơn 360.000 lượt.
Có thể nói việc Chính phủ phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm của UBND tỉnh Khánh Hòa đã là một bước tiến quan trọng. Các bước triển khai tiếp theo để biến chủ trương thành hiện thực cần sự kết hợp của UBND tỉnh Khánh Hòa và các bộ ban ngành liên quan. Tin tưởng rằng với mô hình đô thị sân bay Cam Lâm hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho huyện Cam Lâm nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung cũng như góp phần giúp kinh tế nước ta tăng trưởng bền vững.
NHẬN BẢNG GIÁ DỰ ÁN ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI BÃI DÀI CAM RANH